Scroll top

Cách xây dựng chiến lược Digital Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp SME

Thursday, 29/07/2021 08:19 (GMT+7)

Ngày nay chiến lược Digital Marketing đã trở thành một phần quan trọng trong chiến lược Marketing cho doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực. Qua bài viết này, BIN Media sẽ cùng bạn tìm hiểu cách xây dựng chiến lược Digital Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).

Khái niệm chiến lược Digital Marketing

Chiến lược Digital Marketing là một chuỗi các hoạt động được diễn ra trên các kênh tiếp thị trực tuyến. Chiến lược tiếp thị trực tuyến hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp vừa truyền tải được thông tin về doanh nghiệp, thông điệp về sản phẩm/dịch vụ đến nhóm khách hàng tiềm năng, vừa đạt được các mục tiêu kinh doanh đề ra. Cụ thể, chiến lược giúp mang lại nhiều lưu lượng truy cập website và đưa hình ảnh doanh nghiệp xuất hiện nhiều hơn trong tầm mắt khách hàng.

Chiến lược Digital Marketing đúng đắn và có chọn lọc sẽ giúp doanh nghiệp SME có nhiều cơ hội tạo niềm tin với khách hàng hơn và nâng cao độ nhận diện thương hiệu với chi phí và nguồn lực trong giới hạn cho phép.

Khái niệm chiến lược Digital Marketing

Tại sao SMEs cần có chiến lược Digital Marketing hiệu quả?

Chiến thuật và chiến lược Digital Marketing thường hay bị hiểu nhầm. Thật ra, 2 khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Chiến thuật có thể xem là tập hợp con, là cấp độ thấp hơn của chiến lược. Nghĩa là, chiến lược Digital Marketing là tiền đề quan trọng để cho ra những phương thức, chiến thuật giúp doanh nghiệp SME hướng đến mục tiêu cao nhất và đạt được nó.

Nhằm tránh lãng phí nguồn lực nhân sự, chi phí, thời gian và để doanh nghiệp không bị lạc lối và nhận các kết quả không như mong đợi, SME cần có chiến lược Digital Marketing chi tiết và cụ thể để định hướng cho tất cả chiến thuật liên quan đến hoạt động trực tuyến như chạy Google Ads, Facebook Ads, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), xây dựng mạng xã hội cho doanh nghiệp và lan tỏa nội dung trực tuyến...

Tại sao SMEs cần có chiến lược Digital Marketing hiệu quả?

Doanh nghiệp vừa và nhỏ nên xây dựng chiến lược Digital Marketing và thực thi nó thế nào?

BIN Media đã tổng hợp và chắt lọc thông tin thiết yếu về cách xây dựng chiến lược Digital Marketing hiệu quả. Qua đây, chúng tôi chia quá trình xây dựng chiến lược Digital Marketing thành 3 giai đoạn gồm: giai đoạn tiền chiến lược, giai đoạn thực thi và giai đoạn hậu chiến lược.

Giai đoạn tiền chiến lược: Thu thập, phân tích và lên kế hoạch

Bước 1: Thu thập thông tin doanh nghiệp của bạn, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và phân tích hành vi khách hàng

Có câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, qua phân tích, bạn sẽ nắm được thế mạnh và hạn chế của doanh nghiệp mình và của đối thủ. Bạn biết họ đang tập trung vào thị trường nào, nhóm khách nào, họ đang xây dựng nội dung thế nào, điều gì đã tạo nên thành công cho họ... Đồng thời, bạn cũng định vị được vị trí của doanh nghiệp mình trên thị trường và tìm ra lợi thế cạnh tranh.

Bên cạnh phân tích đối thủ, bạn nên đào sâu nghiên cứu hành vi và tâm lý khách hàng tiềm năng. Hãy tìm hiểu hành trình mua hàng của họ, họ thường dành thời gian online ở nơi nào nhiều nhất, làm sao tiếp cận họ hiệu quả nhất, v.v. Lúc đó, bạn sẽ đảm bảo nội dung không bị hiểu nhầm khi bạn truyền tải thông điệp, thậm chí bạn sẽ làm khách hàng thỏa mãn và tạo ra tương tác cao trên các kênh trực tuyến.

Giai đoạn tiền chiến lược: Thu thập, phân tích và lên kế hoạch

Bước 2: Xác định mục tiêu S.M.A.R.T

Chiến lược Digital Marketing nói riêng và Marketing nói chung đều lấy việc xác định mục tiêu S.M.A.R.T làm nền tảng. Nghĩa là:

  • Specific: Mục tiêu phải dễ hiểu, cụ thể và chi tiết
  • Measurable: Mục tiêu phải đếm được, đo lường được
  • Attainable: Mục tiêu phải khả thi, thực hiện được, ứng với năng lực của bản thân hay doanh nghiệp
  • Relevant: Mục tiêu phải phù hợp với tình hình thực tế
  • Time-bound: Mục tiêu phải có thời gian cụ thể để thực hiện, hoàn thành

Khi mục tiêu đã smart, bạn dễ dàng liệt kê một cách chi tiết các việc cần làm từ xây dựng chiến lược chung đến các chiến thuật ngách.

Bước 3: Xác định công cụ cần dùng cho kênh Digital

Công cụ digital có rất nhiều nhưng không phải lúc nào nhiều cũng là tốt. Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường bị hạn chế về nhân lực và ngân sách, do đó, bạn nên cân nhắc và lựa chọn công cụ thật sự cần thiết và phù hợp nhất. Ví dụ như Website, Blog, Google Business là công cụ chắc chắn phải; Email marketing, Video marketing hay App sẽ được sử dụng tùy vào thời điểm hay ngách kinh doanh của bạn.

Giai đoạn tiền chiến lược: Thu thập, phân tích và lên kế hoạch

Bước 4: Đánh giá và lên kế hoạch cho các kênh truyền thông hiện có

Chiến lược Digital Marketing quan tâm 2 yếu tố: hình thức và nội dung. Khi bạn tạo ra nội dung có giá trị và lựa chọn đúng hình thức truyền tải thông điệp đến khách hàng thì bạn dễ dàng nâng cao mức độ nhận diện và hình ảnh thương hiệu nhờ sự tương tác liên tục từ khách hàng.

Về hình thức, các kênh tiếp thị trực tuyến nên được lựa chọn và phối hợp lẫn nhau để có thể hỗ trợ toàn diện cho kế hoạch marketing của bạn. Có 3 loại: phương tiện được trả tiền (paid media), phương tiện kiếm được (earned media) và phương tiện sở hữu (owned media).

Owned Media Earned Media Paid Media

Là các nội dung kỹ thuật số mà công ty bạn sở hữu: website, hồ sơ truyền thông xã hội, nội dung blog, hình ảnh...

Là những thứ mà doanh nghiệp của bạn có toàn quyền kiểm soát, bao gồm nội dung ngoài trang web mà bạn sở hữu nhưng không được lưu trữ trên website của bạn.

Là hình thức truyền thông thông qua sự đề cập trên báo chí, đánh giá tích cực bởi người khác, được chia sẻ lên mạng xã hội, v.v

Là các hình thức truyền miệng, trích dẫn các nội dung bạn đã phân phối lên các website khác, công việc PR bạn đã làm hoặc là trải nghiệm khách hàng mà bạn đã thực hiện.

Là bất kì kênh/phương tiện truyền thông mà bạn trả tiền để đổi lấy khả năng hiển thị và sự chú ý từ phía khách hàng, như: các bài đăng tính phí, quảng cáo Google Ads, Facebook Ads, Youtube Ads...

Giai đoạn tiền chiến lược: Thu thập, phân tích và lên kế hoạch

Giai đoạn thực thi: Digital Marketing từ chiến lược đến thực thi

Sau bước thu thập và phân tích thông tin, đến đây bạn phải kết hợp tất cả với nhau để cho ra một chiến lược Digital Marketing chu toàn và chặt chẽ.

Quá trình này sẽ giúp bạn đưa ra được nhiều phương thức giúp đạt được từng mục tiêu chiến lược. Tốt nhất bạn hãy định dạng dữ liệu theo bảng hoặc theo các sơ đồ marketing dành cho từng phương tiện truyền thông, nhờ đó bạn dễ dàng kiểm soát, thực hiện và phối hợp các chiến thuật ngắn hạn.

Thông thường, một chiến lược dài hạn với lịch trình hành động các chiến thuật ngắn hạn thường kéo dài khoảng 12 tháng.

Giai đoạn hậu chiến lược: Kiểm tra và đánh giá chiến lược

Tóm lại, bạn có thực hiện bao nhiêu chiến thuật đi chăng nữa thì chúng đều hướng đến mục tiêu chính của chiến lược Digital Marketing là mở rộng nhận diện thương hiệu và tạo ra kết nối với khách hàng để chuyển đổi thành doanh thu thực tế.

Giai đoạn hậu chiến lược: Kiểm tra và đánh giá chiến lược

Giai đoạn này, bạn hãy chia nhỏ KPI thành từng yếu tố như kết quả chuyển đổi thực tế, thứ hạng trên công cụ tìm kiếm, số lượt tương tác trên mạng xã hội, số mẫu thông tin thực tế từ khách hàng… Nhờ đó, bạn dễ dàng kiểm tra, đánh giá và tối ưu hiệu quả chiến dịch Digital Marketing từng ngày.

Đồng hành cùng doanh nghiệp SME xây dựng chiến lược Digital Marketing

Digital Marketing từ chiến lược đến thực thi là cả quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì ở từng giai đoạn, từng hoạt động. Nếu bạn băn khoăn không biết làm thế nào xây dựng chiến lược Digital Marketing bài bản, hãy liên hệ ngay cho BIN Media qua số Hotline 0962541177 . Chúng tôi là công ty truyền thông quảng cáo với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực Digital Marketing nói chung và Quảng cáo đa kênh nói riêng.